Trường mầm non Hùng Sơn 2 thực hiện chuyên đề: "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020;
Thực hiện Kế hoạch số 84/KH-PGDĐT Đại Từ ngày 13 tháng 2 năm 2017, Kế hoạch triển khai chuyên đề “xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm" giai đoạn 2016-2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đại Từ. Nhà trường đã căn cứ vào các điều kiện thực tế để xây dựng Kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề, triển khai tới toàn bộ Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường để thống nhất và thực hiện một cách có hiệu quả với các nội dung như sau:
1.Tổ chức triển khai chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những nội dung quan trọng của chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Chuyên đề này có tác dụng làm thay đổi phần lớn tư duy của giáo viên trong cách thức và phương pháp giáo dục trẻ. Do vậy để giáo viên nắm chắc và hiểu sâu hơn về chuyên đề nhà trường sau khi nhận được kế hoạch của phòng Giáo dục và Đào tạo Đại Từ, và được tập huấn về bộ tiêu chí thực hành “Áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Ban giám hiệu tổ chức tập huấn triển khai chuyên đề tới toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường.
Trong khi triển chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, cho cán bộ giáo viên trao đổi, thảo luận, đưa ra những ý tưởng mới trong việc thực hiện tốt từng tiêu chí. Đối với tiêu chí “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” giáo viên đưa ra những ý tưởng về việc tạo môi trường trong lớp và ngoài trời, trình bày những đề xuất, khó khăn khi thực hiện xây dựng môi trường. Sau khi triển khai lý thuyết BGH cho giáo viên thực hành xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm như: Trang trí nhóm lớp theo chủ đề, theo góc hoạt động, sắp xếp và làm đồ dùng đồ chơi, tạo góc thiên nhiên cho trẻ, góc vận động…
Trong khi thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy và học giáo viên đã tích cực tìm hiểu và biết được hứng thú, nhu cầu, khả năng của từng trẻ trong lớp mình, trên cơ sở đó giáo viên đã lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ.
Ban giám hiệu đã bồi dưỡng thêm cho giáo viên để có thể thực hiện chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và giáo viên đã đảm bảo được: Hứng thú, nhu cầu, kỹ năng, thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng. Mỗi trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành công.Giáo viên cũng hiểu rõ được rằng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu được.
2. Đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ chuyên đề
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp học như: Khu vui chơi vận động cho trẻ, góc thiên nhiên, khu vườn cổ tích, trang trí các mảng tường, làm đồ chơi tự tạo……Chỉ đạo các lớp tích cực tham mưu, thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tăng cường đầu tư bổ sung, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, tài liệu, học liệu cần thiết cho lớp.
Trong những năm học vừa qua nhà trường cũng đã chú ý đầu tư trang thiết bị,đồ dùng đồ chơi phục vụ môi trường vật chất cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng như trong phòng lớp nhằm đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi
Để kích thích sự hứng thú hoạt động ở trẻ, nhà trường yêu cầu các lớp trang trí môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ, sáng tạo và có sự đổi mới thường xuyên, nội dung các bài tập mở phong phú đa dạng và phù hợp từng chủ đề, chấm trang trí nhóm lớp, tạo môi trường học tập.
Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, nhà trường cũng đã tổ chức cho các cháu được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, khám phá như: Tham quan Trường tiểu học, thăm quan khu di tích lịch sử của địa phương, thăm quan làng nghề truyền thống của địa phương ….
3. Công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non nên công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đã được nhà trường quan tâm. Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên theo mỗi giai đoạn: Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề, thiết kế môi trường, khai thác sử dụng thiết bị, đồ chơi; cách tổ chức các hoạt động… Xây dựng các tiêu chí đánh giá từng nội dung của chuyên đề: Tạo môi trường, tổ chức hoạt động, đồ dùng đồ chơi. Tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập tại một số trường bạn.
Giáo viên luôn đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp, thế hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
Qua sự tự học hỏi và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường đã có nhiều kỹ năng, sáng tạo và linh hoạt trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và trang trí môi trường giáo dục. Bên cạnh đó luôn quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau từ đó tạo được những thành quả nhất định trong công tác này.
4. Tổ chức hội thảo, tham quan học tập về chuyên đề
Tham dự đầy đủ các buổi hội thảo, tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn thực hiện phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm cho đội ngũ giáo viên toàn trường. Tăng cường tổ chức các buổi chuyên đề về lý thuyết và thực hành cho giáo viên tham dự và học tập.
Triển khai 100% nhóm lớp thực hiện chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm, quan tâm sắp xếp môi trường giáo dục theo hướng mở, tạo mọi cơ hội cho trẻ khám phá, trải nghiệm và sáng tạo theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà học”.
5. Tổ chức cuộc thi “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong cơ sở giáo dục mầm non”
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, BGH đã xây dựng kế hoạch và tổ chức Hội thi “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” nhằm nâng cao nhận thức và năng lực giáo viên mầm non trong việc tổ chức xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện cụ thể của trường, lớp, địa phương. Đẩy mạnh việc xây dựng và tổ chức hoạt động cho trẻ học bằng chơi, bằng trải nghiệm; góp phần nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. Huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc xây dựng môi trường và tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhóm lớp, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.
Việc tổ chức các Hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của các giáo viên. Trong các hội thi, họ có điều kiện khẳng định mình trước tập thể. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hội thi cũng tạo được mối quan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà trường để cùng nhau tiến bộ.
6. Biện pháp tuyên truyền tới cha mẹ trẻ và các lực lượng xã hội để xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ.
Môi trường giáo dục là yếu tố quyết định chất lượng học tập của trẻ, có thể ví rằng môi trường giáo dục là người mẹ thứ hai trong việc định hướng và kích thích trẻ khám phá nhằm thỏa mãn nhu cầu học hỏi, vui chơi của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện. Để công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao thì cha mẹ trẻ đóng một vai trò rất lớn góp phần tạo lên một môi trường xanh, sạch, đẹp an toàn cho các con hoạt động.
Để làm tốt công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ thì nhà trường thường xuyên tuyên truyền sâu rộng và kịp thời tới cha mẹ trẻ thông qua buổi họp phụ huynh, bảng tuyên truyền, qua các hội thi, trực tiếp gặp gỡ trao đổi để cha mẹ học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc thiết lập môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm từ đó cha mẹ hiểu được đặc điểm phát triển của con mình biết được con cần gì? Nhu cầu hoạt động và vui chơi như thế nào, cần phải kết hợp với cô giáo như thế nào để con có được môi trường hoạt động thân thiện và an toàn.
Hiểu được tầm quan trọng của môi trường hoạt động đối với trẻ mầm non cha mẹ trẻ đã ủng hộ vật chất, nguyên liệu để cô và trẻ cùng sáng tạo, ủng hộ ngày công để làm đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường ngoài lớp học.
Có mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào hoạt động của trường, lớp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Kịp thời thông tin đến gia đình về những tiến bộ hoặc những khó khăn của trẻ. Có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm lí của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ.
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non đáp ứng yêu cầu chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là thực sự cần thiết và rất quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Xây dựng tốt môi trường giáo dục trong trường mầm non là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ mầm non vào học lớp 1 trường tiểu học; phù hợp với phương châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo: "Học bằng chơi, chơi mà học".
* Một số hình ảnh ghi lại khi thực hiện chuyên đề:
Triển khai chuyên đề tại các buổi sinh hoạt chuyên môn theo từng tổ khối.
Giáo viên tham gia lao động tạo cảnh quan môi trường bên ngoài xanh - sạch - đẹp
Phụ huynh tham gia các hoạt động lễ hội, làm đồ dùng đồ chơi cùng các cô giáo.
Các hình ảnh giáo viên tích cực làm đồ dùng đồ chơi, trang trí môi trường trong và ngoài lớp học cho trẻ hoạt động một cách tích cực
Hình ảnh: Trẻ tham gia trải nghiệm các hoạt động
Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học